Việc củng cố thêm kinh nghiệm trong quản lý spa của mình để giúp đạt hiệu quả hơn trong việc vận hành spa, khách hàng tự động tìm đến dịch vụ của mình, nhân viên tận tâm nhiệt tình hơn trong công việc. Nhờ đó giúp cho việc kinh doanh spa luôn ổn định, giúp quảng bá và phát triển thương hiệu spa của riêng mình.

Tuy nhiên làm thế nào để có thể quản lý spa hiệu quả ?


Quản lý spa như thế nào mới hiệu quả

Nếu bạn đang là 1 quản lý spa, muốn nâng cao kỹ năng quản lý của bản thân hay đang khao khát mở 1 phòng spa riêng cho bản thân mình ?

Cùng tìm hiểu ngay những điểm cần lưu ý sau đây để hiểu được quản lý spa như thế nào mới hiệu quả nhé.


1. Tìm hiểu các kiến thức về ngành


– Cần có tố chất của một người quản lý
– Cách tuyển chọn được đội ngũ nhân viên phù hợp nhất ?
– Làm sao để duy trì chất lượng massage luôn chuyên nghiệp, đẳng cấp ?
– Cần nâng cấp thường xuyên dịch vụ massage spa theo chuẩn quốc tế nào ?
– Doanh thu spa theo mong muốn là bao nhiêu ?
– Cần đào tạo liên tục đội ngũ kĩ thuật viên để thay thế khi cần ra sao?
– Chính sách để kĩ thuật viên gắn bó, làm việc lâu dài với Công ty như thế nào?
– Cách giữ chân khách hàng ra sao?
– Khách hàng muốn gì ở spa của bạn? Đánh giá của họ như thế nào? Và làm sao để có được sự phản hồi của họ?
– Và còn rất nhiều khái niệm, kiến thức và kinh nghiệm khác mà bạn cần nắm vững.

2. Lên ý tưởng kinh doanh, vị trí, vai trò của người quản lý Spa


lên ý tưởng kinh doanh trong spa

Các chủ đầu tư cần lên ý tưởng kinh doanh Spa rõ ràng, phong cách phục vụ cũng như đối tượng khách hàng phải được xác định cụ thể. Kết hợp việc quản lý sao cho Spa đi vào quỹ đạo, quản lý mỹ phẩm, tuyển dụng nhân viên,… đòi hỏi quản lý Spa cần quan tâm chú trọng để kinh doanh Spa thực sự mang lại hiệu quả.

3. Loại hình spa của bạn là gì ?


Tùy từng loại hình spa mà đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau. Muốn quản lý Spa hiệu quả phải xác định được loại hình Spa sẽ kinh doanh. Từ đó, xác định việc mua sắm mỹ phẩm, máy móc, trang thiết bị chuyên dùng của Spa. Tránh việc đầu tư lãng phí nhưng không mang lại hiệu quả kinh doanh. Cùng với việc trang bị cơ sở vật chất cho Spa là những giấy tờ, thủ tục pháp lý, giấy phép… liên quan mà người quản lý cần biết và nắm rõ được.

4. Nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn


nắm vững kiến thức kỹ năng chuyên môn

Yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo nên chất lượng dịch vụ Spa là con người. Do đó, khi đã am hiểu loại hình Spa mình đang kinh doanh, quản lý Spa nên xây dựng đội ngũ nhân viên (thẩm mỹ, tư vấn, đào tạo) hội đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản như sau:

– Nhóm kiến thức liên quan đến dinh dưỡng & khoa học
– Nhóm kiến thức liên quan đến kỹ năng & kỹ thuật
– Nhóm kiến thức liên quan đến máy móc thiết bị & sản phẩm

5. Thực hiện mục tiêu đề ra


Theo lời khuyên của một số chuyên gia với kiến thức chuyên môn cơ bản, mục tiêu đã đề ra các dịch vụ và máy móc trong Spa, kết hợp việc am hiểu đặc điểm, loại hình và đối tượng khách hàng muốn hướng đến người chủ Spa có thể điều phối nhân lực cho đúng người đúng việc.

Muốn quản lý Spa của mình chuyên nghiệp là cần thực hiện tốt ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên, tiếp nhận những người có đủ kiến thức, không cần kinh nghiệm, không tuyển quá nhiều hoặc quá ít để công việc được vận hành một cách chuyên nghiệp.

6. Con người là yếu tố quyết định


nhân sự là quyết định tiên quyết

Con người là yếu tố quyết định nên sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, các chủ đầu tư cần phải hiểu nhân viên, tạo điều kiện cho họ ăn, ở ngay tại Spa của mình, hoặc thường xuyên đưa ra giải pháp tổ chức huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên, trả lương cho nhân viên căn cứ trên năng suất làm hàng tháng để kích thích nhân viên nhiệt tình trong công việc.

Từ việc nhìn nhận, đánh giá và quan sát, người quản lý spa dễ dàng rút ra được những thế mạnh cũng như những điểm yếu cần khắc phục. Từ đấy đưa ra những biện pháp giải pháp phù hợp để có thể dung hòa và giải quyết triệt để khi xảy ra những vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên.
Được tạo bởi Blogger.